Đăng kiểm ô tô quá hạn có bị xử phạt hay không?

Theo quy định của sở GTVT Từ năm 2020, mức phạt đối với ô tô quá hạn đăng kiểm sẽ có nhiều thay đổi được quy định tại Nghị định NĐ100 - 2020 do Chính phủ ban hành.

Nghị định 100 quy định tài xế hoặc chủ xe giao ôtô quá hạn đăng kiểm cho tài xế đều bị phạt và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Có hai mức phạt cho tài xế và chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển tùy thuộc vào thời gian quá hạn đăng kiểm của ôtô dưới 1 tháng hay từ 1 tháng trở lên:

  • Đối với trường hợp dưới 1 tháng: Bị phạt từ 2-3 triệu đối với tài xế. Với chủ xe  4-6 triệu (đối với cá nhân) và 8-12 triệu (đối với tổ chức) đặc biệt tước GPLX từ 1-3 tháng
  • Đối với trường hợp từ 1 tháng trở lên: Bị phạt từ 4-6 triệu đối với tài xế. Với chủ xe  6-8 triệu (đối với cá nhân) và 12- 16 triệu (đối với tổ chức) đặc biệt tước GPLX từ 1-3 tháng

Trường hợp chủ ôtô cũng là người điều khiển ôtô (tài xế) lưu thông trên đường có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới hoặc từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), mức phạt áp dụng là mức dành cho chủ xe.

Đây là mức phạt mà tài xế, người sở hữu xe phải chịu nếu bị CSGT phát hiện. Khi đi làm thủ tục đăng kiểm, cơ quan đăng kiểm không có trách nhiệm thu những khoản này mà chỉ thu phí bảo trì đường bộ nộp chậm, tính đến ngày làm đăng kiểm.

Việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) là hình thức xử phạt chung cho tài xế lẫn chủ xe giao ôtô quá hạn đăng kiểm cho người khác điều khiển. Ôtô bị áp dụng các hình thức xử phạt bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc hoặc các loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện).

Những mức phạt trên được quy định tại Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính vi phạm giao thông, do Chính phủ ban hành hôm 30/12/2019 và có hiệu lực từ 2020, thay cho Nghị định 46/2016 trước đó. Thực tế, mức phạt này không khác so với mức phạt cũ trong Nghị định 46.

Tin liên quan

Cẩn trọng khi dùng điều hòa ôtô chỉ lấy gió trong

Xe ô tô lâu ngày không sử dụng phải bảo quản như thế nào?

Phải làm gì để hạn chế lây nan covid 19 trên ô tô?

Xe ô tô bị rung và ồn phải làm như thế nào?

Có nên lắp đèn cho dây thắt an toàn trên xe ô tô hay không?

Lái xe không thắt dây an toàn thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Cách nhận biết hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề

Làm chìa khóa dự phòng ô tô có đắt không?

Các lỗi thường gặp ở chìa khóa thông minh

Mẹo giúp xe bạn không lo bị trộm đơn giản

Nguy cơ mất xe ô tô đến từ chìa khóa thông minh

Cách khử trùng ô tô trong mùa đại dịch

Mẹo bảo vệ chìa khóa ô tô hiệu quả

Chìa khóa ô tô bị hỏng thì phải làm sao?

Dấu hiệu nào cần phải thay pin chìa khóa ô tô

Cách khóa cửa xe ô tô an toàn

Cách xử lý động cơ ô tô bị nóng như thế nào?

Cách chống trộm xe ô tô hiệu quả nhất

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo các mốc bảo dưỡng nào?

Tại sao phải làm chống ồn cho xe ô tô?