Cách bảo vệ xe ô tô cho vùng thường xuyên lũ lụt

Ở Việt Nam, đặc biệt các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu những cơn bão có sức tàn phá lớn gây lũ lụt trên diện rộng, việc đảm bảo an toàn cho cả người và vật chất đang là những vấn đề nan giải cho những người dân nơi đây. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp chống lụt cho xe ô tô nơi xảy ra thiên tai.

Ngập nước là nguy hiểm nhất đối với ôtô bởi nó gây ra sự hư hại khó lường. Do đó. Vì vậy, người dùng đã nghĩ ra nhiều hình thức phòng ngập lụt cho xe, từ đơn giản đến phức tạp, thậm chí siêu độc.

Di tản xe đến nơi an toàn

Đây là phương pháp truyền thống và hiệu quả nhất mà bất cứ chủ ôtô nào cũng có thể làm được. Chỉ cần tìm hiểu kỹ về dự báo ngập lụt và phạm vi ảnh hưởng, chủ xe có thể tự lái xe đến nơi khô ráo hoặc thuê dịch vụ cứu hộ đến chở xe đi cất.

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao (tiền thuê cứu hộ, càng đi xa càng tốn kém), chưa kể thời gian di chuyển cũng khiến chủ xe vất vả tính toán. Bù lại, xác xuất xe bị ảnh hưởng bởi mưa lũ giảm đi rất nhiều nhờ sự chủ động.

Kê kích xe lên vị trí cao

Sử dụng kích nâng gầm rồi kê các vật chống ở cả 4 góc để nâng chiếc ôtô lên khỏi mực nước ngập là phương pháp được nhiều người sử dụng. Tại Việt Nam, cách làm này đã được ghi nhận ở nhiều địa phương trong thời gian qua.

Để thực hiện, chủ xe sẽ phải kích nâng gầm ở từng vị trí và từ từ chêm vào đó vật đỡ như gạch, ghế đá, gỗ, sắt. Càng lên cao đòi hỏi người thực hiện phải khéo léo để kê thiết bị kích gầm với khoảng cách phù hợp.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ cứu được xe ở vùng ngập nước lặng. Còn nếu xảy ra lũ quét, nơi có sóng nước mạnh sẽ có nguy cơ sập bộ đỡ.

Làm bè phao cho ôtô

Áp dụng phương pháp “nước lên thì bèo lên”, nhiều chủ xe đã dùng thùng phuy nhựa hoặc sắt nối lại với nhau bằng thanh giằng gỗ hoặc sắt để làm thành một chiếc bè nổi. Khi đưa được chiếc ôtô lên bè nổi này, việc còn lại là chằng buộc dây như mỏ neo để chiếc xe không bị trôi đi.

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí, nhân lực thực hiện khá tốn kém và không phải chủ xe nào cũng tự làm được bè nổi mà cần người có tay nghề cơ khí.

Bọc ôtô trong túi nylon, bạt nhựa

Túi nylon, bạt nhựa có đặc điểm chống nước rất tốt nên thường được người dân vùng lũ bọc đồ đạc để bảo quản qua mùa lũ. Và đây cũng là cách làm để cứu ôtô thoát khỏi việc ngập chìm trong nước với loại túi nylon “khổng lồ”.

Phương pháp trên khá phổ biến ở Philippines - nơi đầu tiên luôn phải hứng các cơn bão hình thành từ Thái Bình Dương. Ở Philippines, loại phụ kiện có tên “CarbagFloody”, là một cái túi nhựa lớn cỡ lớn có thể bao bọc toàn bộ một chiếc xe, và có đủ cỡ dành cho các loại xe khác nhau, từ sedan đến SUV, pickup… Chất liệu có thể là nylon trong hoặc bạt nhựa nhiều màu sắc. Sau khi bọc kín chiếc xe, người chủ chỉ việc cột dây để phòng trường hợp xe bị trôi đi đâu đó.

Tin liên quan

Ôtô điện giảm phạm vi hoạt động trong điều kiện lạnh giá

Siết chặt đào tạo, nghiêm cấm học viên tự lái ôtô ra đường

Xe điện Maserati GranTurismo Folgore sẽ có công suất hơn 1.000 mã lực

Siêu xe mới của Lamborghini có thể là 1 chiếc sedan 4 cửa

Xe thường có thể lắp được vô lăng xe đua không?

Cần số tự động có những ưu nhược điểm gì?

Các tính năng đặc biệt thường được trang bị trên những hãng xe nào?

Tại sao ô tô điện tăng tốc hơn xe xăng?

Những mẫu xe gầm cao sắp ra mắt tại Việt Nam

Những mẫu ô tô sắp ra mắt tại Việt Nam

Mẹo lái ô tô để không đạp nhầm chân ga hay chân phanh

Mẫu vô lăng độc lạ nhất Thế Giới

Top 10 xe bán chạy nhất cuối năm 2020 ở Việt Nam

Chăm sóc xe hơi bằng ứng dụng THACO BMW có thực sự dễ dàng

Phiên bản kỷ niệm 100 năm Mazda 3 đầu tiên về Việt Nam

Hyundai Sonata 2020 được ra mắt tại Malaysia

Mua xe bán tải có lợi ích gì?

200 triệu nên mua ô tô cũ của hãng nào?

10 Mẫu xe ô tô chạy an toàn nhất năm 2020

Mẫu xe gầm cao tại Việt Nam sắp được ra mắt