Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo các mốc bảo dưỡng nào?

Muốn cho xe ô tô hoạt động hiệu quả và có bền tốt nhất thì chủ xe cần phải bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo các mốc bảo dưỡng khác nhau. Vậy các bạn đã biết các mốc đó chưa? Nếu chưa thì đừng lo nhé vì trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn!

Các mốc cần phải bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

1 Bảo dưỡng cấp 1: Sau 5.000 km

Có rất nhiều chủ xe thường bỏ qua việc bảo dưỡng ở cấp độ này vì luôn nghĩ rằng xe mới thì không có gì cần phải bảo dưỡng cả, tuy nhiên nếu xe phải vận hành với cường độ cao trong điều kiện đường và thời tiết khắc nghiệt thì việc bảo dưỡng ô tô ở cấp độ này là rất cần thiết. Ở mức bảo dưỡng này, các hạng mục bảo dưỡng ô tô sẽ là kiểm tra tổng thể cả bên trong và bên ngoài xe.

Ví dụ: như kiểm tra mức dầu động cơ ô tô, nước làm mát ô tô, nước bình điện của xe; kiểm tra hệ thống đèn cảnh báo; hệ thống điều hòa và âm thanh; kiểm tra phanh, cần số và xiết chặt các loại bu long. Việc kiểm tra bên ngoài xe sẽ bao gồm các bộ phận quan trọng như: cần gạt nước, gương xe, kính chắn gió, đèn pha… Ngoài ra, bình xăng và cốp xe cũng được kiểm tra kĩ lưỡng.

2 Bảo dưỡng cấp 2: Sau 15.000 km

Ở cấp độ 2, xe cần được thay dầu động cơ và thay lọc dầu mới. Vì lọc dầu cũ sau một thời gian sử dụng sẽ bị đóng nhiều cặn bẩn điều đó dẫn đến tình trạng lọc dầu không hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cần thay lọc dầu mới để xe được cung cấp dầu sạch và bôi trơn tốt hơn. Cấp độ bảo dưỡng này cũng nên đảo lốp ô tô nếu có dấu hiệu các lốp mòn không đều. 

3 Bảo dưỡng cấp 3: Sau 30.000 km

Đây là mốc bảo dưỡng bắt buộc đối với mọi xe ô tô. Dù xe ô tô hoạt động còn tốt hay trong bất kì điều kiện thời tiết như thế nào, việc bảo dưỡng sau 30.000 km là vô cùng cần thiết. Ở cấp độ này, chủ xe hãy thay lọc gió cho hệ thống động cơ và điều hòa, vì bụi bẩn bám trong lọc gió có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

4 Bảo dưỡng cấp 4: Sau 40.000 km

Ở cấp độ bảo dưỡng này xe cần được thay những loại chất lỏng quan trọng như thay dầu phanh ô tô, dầu li hợp, dầu vi sai, nước làm mát… Việc thay mới các chất lỏng sẽ giúp động cơ được bôi trơn, nhờ vậy mà hoạt động một cách êm dịu, trơn chu hơn, đồng thời tăng độ bền cho máy. Sau thời gian hoạt động dài, lọc nhiên liệu sẽ bị đóng cặn nên cần thay mới để tránh tình trạng tắc nghẽn nhiên liệu.

5 Bảo dưỡng cấp 5: Sau 100.000 km

Đây là cấp độ cuối cùng trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô. Nước làm mát động cơ sẽ bị đóng cặn và mất chất sau 100.000 km mà xe đã di chuyển. Vì vậy việc thay nước làm mát ở cấp độ bảo dưỡng 5 là điều bắt buộc. Thay mới nước làm mát định kì sẽ giúp xe hạn chế bị quá nhiệt. 

Ngoài ra, ở cấp bảo dưỡng này, xe sẽ được kiểm tra và thay thế một số bộ phận quan trọng như má phanh ô tô, bugi, lốp xe, ắc quy… Việc thay mới này sẽ giúp xe luôn được hoạt động ổn định và tăng độ bền cho xe. Tuy nhiên, mỗi hãng xe sẽ có những yêu cầu riêng về việc bảo dưỡng ô tô. Vì vậy chủ xe nên tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe trước khi mang xe đi bảo dưỡng.

Tìm hiểu thêm SỬA KHÓA XE Ô TÔ: Tại Đây

Tin liên quan

Cẩn trọng khi dùng điều hòa ôtô chỉ lấy gió trong

Xe ô tô lâu ngày không sử dụng phải bảo quản như thế nào?

Phải làm gì để hạn chế lây nan covid 19 trên ô tô?

Xe ô tô bị rung và ồn phải làm như thế nào?

Có nên lắp đèn cho dây thắt an toàn trên xe ô tô hay không?

Đăng kiểm ô tô quá hạn có bị xử phạt hay không?

Lái xe không thắt dây an toàn thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Cách nhận biết hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề

Làm chìa khóa dự phòng ô tô có đắt không?

Các lỗi thường gặp ở chìa khóa thông minh

Mẹo giúp xe bạn không lo bị trộm đơn giản

Nguy cơ mất xe ô tô đến từ chìa khóa thông minh

Cách khử trùng ô tô trong mùa đại dịch

Mẹo bảo vệ chìa khóa ô tô hiệu quả

Chìa khóa ô tô bị hỏng thì phải làm sao?

Dấu hiệu nào cần phải thay pin chìa khóa ô tô

Cách khóa cửa xe ô tô an toàn

Cách xử lý động cơ ô tô bị nóng như thế nào?

Cách chống trộm xe ô tô hiệu quả nhất

Tại sao phải làm chống ồn cho xe ô tô?