Cẩn trọng khi dùng điều hòa ôtô chỉ lấy gió trong

Lấy gió trong giúp không khí khoang lái sạch hơn, tuy nhiên cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nếu dùng thời gian dài liên tục.

Anh Lê Thượng Tiến (TP.HCM) chia sẻ hình ảnh chỉ số CO2 tăng lên mức báo động đỏ sau một thời gian dài sử dụng ôtô trong điều kiện bật điều hòa lấy gió trong. Sau 3 phút chuyển sang chế độ lấy gió ngoài, chỉ số CO2 trong khoang lái giảm gần 1.500 đơn vị, về mức trung bình.

Điều hòa trên ôtô cho phép điều chỉnh chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Hầu hết tài xế thường lựa chọn lấy gió trong, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.

Tăng CO2, gây mệt mỏi

Lấy gió trong chỉ sử dụng nguồn không khí khép kín trong xe, không có sự trao đổi với môi trường bên ngoài. Thực tế, vẫn có một lượng không khí mới bên ngoài len lỏi vào khoang lái thông qua các khe hở, tuy nhiên không đáng kể.

Chia sẻ với Zing, anh Nguyễn Hoàng (kỹ sư ôtô) cho biết nếu lấy gió trong liên tục thì hầu như không khí trong cabin được tái sử dụng, kéo dài thì có thể làm giảm nồng độ O2. "Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể thời gian bao lâu thì nên đổi chế độ lấy gió. Người lái nên chủ động chuyển đổi qua lại, đôi khi có thể hạ kính để 'làm mới' không khí trong xe", anh Hoàng chia sẻ.

Chế độ lấy gió trong giúp tránh được hiện tượng mùi hôi bên ngoài lọt vào cabin, ngoài ra cũng giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn.

Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu, lấy gió trong cũng có những nhược điểm không mong muốn. Đáng chú ý nhất là khiến nồng độ CO2 trong khoang lái tăng.

Sau một thời quãng đường dài, người lái và hành khách thường có cảm giác mệt mỏi, nguyên nhân một phần đến từ nồng độ CO2 trong khoang lái tăng cao. Con người khi thở sẽ hấp thụ O2 trong và thải ra môi trường khí CO2. Do chọn chế độ lấy gió trong nên lượng CO2 trong khoang lái sẽ tăng dần, trong khi lượng O2 ngược lại.

Anh Nguyễn Vinh Quang (giáo viên dạy lái ôtô) cho biết anh thường luân chuyển 2 chế độ lấy gió điều hòa, gió trong khi chạy ở nơi đông đúc và gió ngoài ở những nơi có không khí trong lành. "Về cơ bản thì lấy gió trong không thể gây ngợp kiểu khó thở được, khoang lái vẫn có không khí vào vì không kín hoàn toàn", anh Quang nói.

Tiến sĩ Gisli Jenkins (Đại học Nottingham) cho biết mỗi lần cơ thể thở ra sẽ thải khoảng 5% CO2 và 13% O2. Nếu lượng CO2 trong không khí đạt tỉ lệ 15%, con người sẽ chết ngạt.

Không có con số cụ thể về thời gian sau bao lâu lượng CO2 trong khoang lái đủ nhiều để gây mệt mỏi. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như nhiều người ngồi trên xe sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ra khí CO2.

Tiến sĩ Jenkins đưa ra phép tính đối với một không gian kín có thể tích 4 mét khối, con người có thể sống được tối đa 16 giờ trước khi lượng CO2 đạt mức 15%. Thực tế, con số này sẽ giảm nếu không gian có nhiều người hơn hay con người bị mất bình tĩnh khiến nhịp thở tăng lên. Cabin xe không kín hoàn toàn nên việc chết ngạt vì khí CO2 rất khó xảy ra.

Thỉnh thoảng nên chuyển sang lấy gió ngoài

Để giải quyết vấn đề lượng CO2 trong khoang lái tăng cao, nhiều dòng xe cao cấp có chức năng tự động chuyển độ chế độ lấy gió. Đối với xe phổ thông, người dùng có thể chuyển thủ công thông qua nút nhấn trên bảng táp-lô hoặc đơn giản hạ cửa sổ xuống một khoảng thời gian để không khí được làm mới.

Chuyển sang chế độ lấy gió ngoài giúp khoang lái nhận được lượng không khí mới bên ngoài, tạo cảm giác thoải mái và giúp người lái tập trung điều khiển xe hơn trong những chuyến đi dài.

Khi vừa khởi động xe, người lái cũng cần chuyển sang chế độ lấy gió ngoài. Hành động này kết hợp cùng việc hạ cửa kính giúp lượng không khí trong xe nhanh chóng được trao đổi với bên ngoài, tránh tính trạng bị sốc nhiệt sau một thời gian dài đỗ xe dưới trời nắng và thải đi khí độc sinh ra trong quá trình xe không được sử dụng, đặc biệt khi đỗ dưới trời nắng.

Bên cạnh những ưu điểm, lấy gió ngoài cũng khiến mùi hôi bên ngoài dễ dàng lọt vào bên trong gây khó chịu. Tấm lọc không khí trang bị trong xe thường chỉ có tác dụng lọc bụi, loại có than hoạt tính hỗ trợ khử mùi nhưng không đáng kể. Vì thế người dùng nên cân nhắc chỉ chuyển sang lấy gió ngoài khi xe di chuyển qua những vùng có không khí sạch sẽ.

Tin liên quan

Xe ô tô lâu ngày không sử dụng phải bảo quản như thế nào?

Phải làm gì để hạn chế lây nan covid 19 trên ô tô?

Xe ô tô bị rung và ồn phải làm như thế nào?

Có nên lắp đèn cho dây thắt an toàn trên xe ô tô hay không?

Đăng kiểm ô tô quá hạn có bị xử phạt hay không?

Lái xe không thắt dây an toàn thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Cách nhận biết hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề

Làm chìa khóa dự phòng ô tô có đắt không?

Các lỗi thường gặp ở chìa khóa thông minh

Mẹo giúp xe bạn không lo bị trộm đơn giản

Nguy cơ mất xe ô tô đến từ chìa khóa thông minh

Cách khử trùng ô tô trong mùa đại dịch

Mẹo bảo vệ chìa khóa ô tô hiệu quả

Chìa khóa ô tô bị hỏng thì phải làm sao?

Dấu hiệu nào cần phải thay pin chìa khóa ô tô

Cách khóa cửa xe ô tô an toàn

Cách xử lý động cơ ô tô bị nóng như thế nào?

Cách chống trộm xe ô tô hiệu quả nhất

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo các mốc bảo dưỡng nào?

Tại sao phải làm chống ồn cho xe ô tô?